6/11/07

Áo dài - Việt Nam

Một trong những vấn đề còn khá đau đầu cho giới nghiên cứu nghiêm túc là việc xác định thế nào là Truyền thống Việt nam, thế nào là Bản sắc văn hóa Việt nam. Tuy còn một vài nhận định chưa thống nhất, nhưng chắc chắn, chiếc Áo Dài là một bản sắc Việt Nam, và nó cũng đã phải trải qua những thăng trầm. Về chiếc áo này, Đàn Chim Việt xin chuyển đến các bạn cách nhìn của NORA LUTTMẺ, một nữ phóng viên trẻ chuyên viết cho các tờ báo lớn của Đức, một người đã vài năm nghiên cứu Văn hóa Việt Nam tại Hà nội, một người khá thạo tiếng Việt, và như lời chị tâm sự, "lúc nào cũng tương tư Việt Nam". Bài dưới đây đã được đăng trên tờ "Frankfurter Allgemein Zeitung"- một trong những nhật báo có uy tín nhất tại Cộng hòa Liên bang Đức Lấy dáng hình làm sự giái phóng
Từ khu nhà kiểu thuộc địa màu vàng trong khu Hà nội cổ, một đám mây trắng tỏa ra đường phố. Dưới những cánh hoa phượng đỏ rực màu lửa, hàng chục tà lụa phấp phới đầy gợi cảm. Đó là Áo Dài- đồng phục của những cô học trò. Giờ học đã tan, các cô gái cùng với những chiếc xe đạp rỉ hoen, rúc rích hòa vào dòng chảy hỗn độn của người đi bộ, của xích lô và xe máy. Trong cái đám đông đó, cô gái ngồi trước, lưng thẳng như một cây nến, cánh tay cong cong, điệu nghệ và duyên dáng điều khiển chiếc xe đạp. Cô gái ngồi sau, chân bắt chéo, theo đúng phong dáng của một tiểu thự Xe máy bóp còi inh ỏi lao đi trên đường phố ngập người; trên những chiếc Honda, những thiếu phụ trẻ lao vùn vụt qua đám nữ học trò. Găng tay kín mít để che tránh màu nâu đáng sợ, mũ cói sùm sụp để ngăn ánh mặt trời. Và cả họ nữa cũng mang theo những tà Áo Dài trong đủ sắc màu - đỏ, vàng, xanh lá cây, hay rực rỡ cánh hoạ Đám đàn ông dõi mắt nhìn theo. Vì ánh mắt bị phân tán như vậy, mà lắm khi xe cộ đâm nhau. Lý do đơn giản là Áo Dài che đậy tất cả, mà lại chả giấu giếm tý gì: phía trên, như một lớp da thứ hai, dán chặt vào bộ ngực và cánh tay. Cổ được tôn lên bởi một vòng cổ áo đứng. Và từ thắt lưng trở xuống, được xẻ làm đôi, tà áo nhẹ bay, uốn lượn tới gần đầu gối. Dưới đó là chiếc quần rộng, một màu. Mặc cho cặp dép cao gót không thể thiếu, chiếc quần vẫn phủ kín đôi chân và khẽ chạm đất cùng mỗi bước đị
Áo Dài tô đậm thêm những ý tưởng về người con gái Việt nam hiền dịu, luôn sẵn mỉm cười. Không có một bộ phim chiến tranh nào của Mỹ mà lại thiếu bóng dáng những cô gái yêu kiều trong chiếc Áo Dài làm mê mẩn biết bao người lính. Tất cả những phim phóng sự về Đông dương đều không thể bỏ qua hình ảnh những nữ sinh với tà Áo Dài trắng, ít nhất cũng là trong đoạn dạo đầu. Và ngay cả Việt nam hiện thực cũng không thể thiếu những người phụ nữ duyên dáng với chiếc Áo Dài trong ngày lễ lạt, dù là đám cưới, hội làng, hay là đám tang. Áo Dài là trang phục dân tộc của người phụ nữ Việt nam, nhưng không phải là một thứ áo quần truyền thống. Kiểu cách Áo Dài đã được một nhà tạo mốt của Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà nội phác thảo mãi vào những năm 30 của Thế kỷ 20.
Cho đến tận thế kỷ 17, phụ nữ Việt nam-nông dân cũng như công chúa, đều mặc váy dài. Thực ra, vào thế kỷ 15, bộ máy đô hộ Trung Quốc vẫn còn tìm đủ mọi cách để người Việt nam phải theo mốt Trung Hoa- với những chiếc quần cho đàn bà. Nhưng chỉ từ thế kỷ 18, giới phụ nữ quý tộc mới bắt đầu chấp nhận cái cách diện Phương Bắc này. Dưới những nếp quần thùng thình và chiếc áo cánh dài phấp phới, từ đó, họ che giấu hết thân thể của mình, đúng như lời răn dạy Khổng giáo của giai cấp thống trị. Giới phụ nữ trong đám thường dân thì mãi đến đầu thế kỷ 19 mới chịu làm quen với chiếc quần, và phải do một sự cưỡng bức. Vua Minh Mạng, một người theo đuổi mẫu hình nhà nước theo Hoàng đế Trung Hoa, công bố lệnh mọi người phải mặc quần. Với những bài dân ca, người phụ nữ nông thôn biểu lộ sự bất bình:
Tháng Tám có chiếu vua ra,
Cấm quần không đáy, người ta hãi hùng.

Không đi thì chợ không đông,
Đi thì phải lột quần chồng sao đang!

Có quần ra quán bán hàng,
Không quần ra đứng đầu làng trông qua .
Mặc cho mọi phản ứng, cuối cùng Minh Mang cũng thành công. Người phụ nữ nông dân phải thay váy bằng quần. Nhưng giáo lý Khổng tử- cùng với những lễ nghi mà nhà vua mong mỏi, vẫn không thấm được vào quần chúng. Ngược với những luân lý triều đình, người phụ nữ nông dân vẫn xắn cao quần khi làm ruộng và khoe đùi chẳng một chút thẹn thùng. Đối với họ, chỉ có phần ngực là phải kiêng kỵ. Vì vậy, họ đeo yếm ôm chặt lấy bầu vú. Bên ngoài, họ mặc một chiếc áo rộng tà với tay áo bó. So với quần áo đàn ông, trang phục của người phụ nữ hầu như chẳng có gì khác biệt.
Chỉ đến khi Áo Dài- với đặc tính tôn hình thể, xuất hiện, thì cái sự trang phục đơn điệu này mới cáo chung. Mốt mới này có thể được coi là một cuộc cách mạng- những tạp chí phụ nữ Việt nam quảng cáo như vậy. Giải phóng phụ nữ với sự trợ giúp của Mốt. Giới phê phán thì phẫn nộ với dáng hình mời mọc của những mệnh phụ đứng đắn. Lờ tịt đám người này, năm 1936, nữ nhà báo Cô Duyên lớn tiếng kêu gọi sự giải thoát khỏi những bó buộc trang phục truyền thống :"Cái thiêng liêng giả tạo mang tính đạo đức cổ hủ đã nhắm mắt trước vẻ đẹp phần trên của phụ nữ. Tên gọi của nó là: Bộ ngực của đàn bà có thể làm đỏ mặt bất kỳ một tinh thần phẩm hạnh và bất kỳ một người con gái gia đình tử tế nào (...) Người ta muốn rằng, người đàn bà phải che đậy tất cả: Người nào có bộ ngực phẳng lỳ, thì được coi là đạo đức, và theo một thứ luân lý dở hơi thì cặp vú- thực ra là bộ phận tuyệt mỹ nhất của người đàn bà, lại là phần cơ thể bị công kích đầu tiên. Thời nay đã khác: Chúng ta dám phát minh. Bây giờ chúng ta dễ thở hơn. Và nếu vẻ đẹp tự nhiên của chúng ta làm vẩn mắt các nhà đạo đức, thì đó thực là nỗi bất hạnh của họ."
Thế là vào những năm 30, người phụ nữ thành phố tân thời mang chôn đi bộ trang phục đã giam kín thân thể của mình. Ở làng quê thì khác: nơi đây, hoàn cảnh kinh tế gia đình ngăn cấm mọi thứ mốt mới. Thêm vào đó, Áo Dài có vẻ như hoàn toàn không phù hợp với lao động chân tay. Do vậy, những người cộng sản cũng đã nguyền rủa Áo Dài là một thứ trang phục phong kiến. Ở phía Bắc đất nước, Áo Dài nhanh chóng biến mất sau khi ông Hồ Chí Minh đánh thắng thực dân Pháp vào năm 1954; ở phía Nam, nó chỉ mất đi sau sự thống quyền cộng sản năm 1975.
Ngày nay, Áo Dài đang đi trên một chặng đường hoa lá mới. Từ ngày mở cửa Việt nam cuối những năm 80, nữ sinh, nữ nhân viên ngân hàng, nữ công chức bưu chính lại thong thả dạo chơi trong những cánh Áo Dài. Trong đám cưới, Áo Dài cũng dần dần thay thế những lòa xòa của bộ áo cưới đăng-ten; và trong những lễ hội thôn quê, nó cũng hơn hẳn T-Shirt và Jeans. Ngay cả phông biển các văn phòng du lịch nhà nước cũng phải dùng Áo Dài trong quảng cáo. Và những nhà cắt may luôn thử nghiệm ra những Modell mới. Mẫu hình thay đổi, phong cách đổi thay. Xu thế thời thượng hiện nay: Vải dệt của các sắc dân thiểu số. Dưới những năm dài trong ý thức hệ cộng sản, loại chất liệu này- cũng như Áo Dài, đã có một thời biến mất. Giờ đây, chúng ca khúc khải hoàn như là một biểu tượng cho nền văn hóa phong phú của Việt nam.

Không có nhận xét nào: