Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có tiếng nói riêng, một số dân tộc còn có chữ viết riêng. Những tiếng nói, chữ viết riêng này đang ngày một giàu thêm về số từ vựng, tinh tế hơn, chính xác hơn về sức diễn đạt, truyền cảm.
Trong số các dân tộc ở Việt Nam, tiếng nói, chữ viết của dân tộc Việt được sử dụng rộng rãi nhất và trở thành tiếng nói, chữ viết phổ thông, ngôn ngữ chính thức trên toàn đất nước Việt Nam.
Về chữ viết, trong một thời gian dài dưới thời Bắc thuộc, Việt Nam sử dụng chữ Hán (của Trung Quốc) trong giao dịch, giáo dục, trong các văn bản của nhà nước phong kiến. Việc sử dụng chữ Hán còn kéo dài đến đầu thế kỷ 20. Đến thế kỷ thứ 10, song song với việc sử dụng chữ Hán, người Việt Nam đã sáng tạo ra chữ Nôm (dùng đặc tính tượng hình của chữ Hán để ký âm tiếng Việt). Sự xuất hiện của chữ Nôm (có thể) đánh dấu sự trưởng thành trong ý thức dân tộc của người Việt và giúp cho nền văn học Việt Nam phát triển rực rỡ. Đến thế kỷ 16, chữ Quốc ngữ xuất hiện sau đó thay thế cả chữ Hán và chữ Nôm.
Từ khi có chữ Hán, chữ Nôm và sau này là chữ Quốc ngữ thì văn học dân gian đã là chất men tạo nên văn học bác học thực sự của dân tộc và phát triển thành nền văn học Việt Nam hiện nay. Đó là con đường đi cũng như đặc điểm ra đời và sự liên quan của văn học dân gian và văn học bác học Việt Nam.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét